...

Các mô hình kinh doanh mỹ phẩm phổ biến 

Xác định và lựa chọn mô hình kinh doanh là một trong các bước đầu tiên khi muốn bắt đầu kinh doanh với mặt hàng mỹ phẩm. Trong khi đó, ngành hàng này ngày càng sôi sục, hàng nghìn doanh nghiệp, thương hiệu đang giành giật “miếng bánh thị phần” – đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. 

Chính vì thế, có được mô hình kinh doanh mỹ phẩm phù hợp và hiệu quả sẽ là nền tảng giúp bạn bước đầu khởi nghiệp suôn sẻ. Bạn sẽ định hình được hướng đi cũng như đề ra các chiến lược phát triển sau này. 

Mô hình kinh doanh mỹ phẩm là gì? 

Mô hình kinh doanh ( Business Model) được hiểu đơn giản là khuôn mẫu, chiến lược mà doanh nghiệp đề ra để vận hành và thực thi nhằm tạo ra lợi nhuận sau cùng. Mô hình này giúp chủ doanh nghiệp định hình được thị trường, đối tượng khách hàng, sản phẩm mỹ phẩm, các khoản chi phí cho hoạt động marketing,…

Mô hình kinh doanh mỹ phẩm hiện nay
Mô hình kinh doanh mỹ phẩm hiện nay

Một mô hình kinh doanh mỹ phẩm hoàn chỉnh sẽ xoay quanh 4 yếu tố cốt lõi gồm:

  • Sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh 
  • Những kế hoạch, dự định tiếp thị sản phẩm đó trên thị trường
  • Các khoản chi phí để thực hiện các chiến lược/ kế hoạch đó
  • Các hình thức để tạo ra lợi nhuận hiệu quả và nhanh chóng

Thoạt đọc lên ta có cảm giác mô hình kinh doanh có nét tương đồng với chiến lược/ kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là 2 khái niệm khác nhau. Điểm dễ nhận biết nhất chính là, kế hoạch kinh doanh chỉ xuất hiện khi đã xác định được mô hình kinh doanh. Và kế hoạch/ chiến lược ấy được đề ra và bám sát với mô hình kinh doanh ban đầu. 

Thành phần của mô hình kinh doanh mỹ phẩm 

Mô hình kinh doanh mỹ phẩm cũng mang những đặc điểm chung của phần lớn mô hình kinh doanh hiện nay. Cụ thể các yếu tố cần có là:

  • Vấn đề: Nỗi đau mà khách hàng gặp phải 
  • Giải pháp: Chính là sản phẩm doanh nghiệp cung cấp
  • Tài nguyên chính: Tài sản vật chất, trí tuệ, con người của công ty
  • Phân khúc khách hàng: Nhóm khách hàng mà sản phẩm của công ty phục vị chính 
  • Điểm mạnh mà sản phẩm của công ty có: Đặc điểm sản phẩm sở hữu khiến khách hàng nhất định chọn mua.
  • Các sự cạnh tranh khác: Các sản phẩm có thể thay thế để khách hàng chọn.
  • Lợi thế cạnh tranh: Điểm chỉ có ở sản phẩm của bạn mà đối thủ không thể sao chép. 
  • Kênh bán hàng: Cách công ty tìm kiếm và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. 
  • Luồng doanh thu: Cách công ty tạo lợi nhuận.
  • Đối tác chính: Các đối tác có tiếng trong ngành, đáp ứng được yêu cầu cũng như điều kiện từ phía công ty. 
  • Cấu trúc chi phí: Các chi phí mà công ty sẽ tận dụng vào để đầu tư từ đó định giá sản phẩm công ty cung cấp.
  • KPI chính: Bảng phân công công việc, kèm mục tiêu và cách thực thi nhằm tạo ra kết quả. 

Tại sao mô hình kinh doanh lại quan trọng?

Kinh doanh mỹ phẩm là ngành vô cùng thách thức, đặc biệt là ở thời điểm hiện tại. Khi có hàng trăm công ty kinh doanh lớn nhỏ xuất hiện với những điểm mạnh riêng. Việc định hình được mô hình kinh doanh giúp doanh nghiệp:

Mô hình kinh doanh mỹ phẩm vô cùng quan trọng với những doanh nghiệp non trẻ
Mô hình kinh doanh mỹ phẩm vô cùng quan trọng với những doanh nghiệp non trẻ
  • Xác định được định hướng của doanh nghiệp
  • Định vị thị trường và khách hàng tiềm năng nhắm tối ưu nguồn lợi nhuận 
  • Dễ dàng có cách tiếp cận với khách hàng mục tiêu 
  • Giải quyết các mong muốn, yêu cầu của khách hàng dễ dàng và nhanh chóng 
  • Tận dụng được nguồn lực của doanh nghiệp vào các hướng đi hiệu quả.

Top 5 mô hình kinh doanh mỹ phẩm phổ biến 

Như đã nói, lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp là bước đầu giúp doanh nghiệp mỹ phẩm có khởi đầu thuận lợi. Cụ thể, có 5 mô hình chính đang được nhiều doanh nghiệp hướng đến hiện nay:

Mô hình kinh doanh B2B

Đây là hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình này giúp các doanh nghiệp đến gần với nhau hơn để cùng tạo ra sợi dây liên kết và cùng tạo ra lợi nhuận. 

Mô hình kinh doanh B2B là một trong những mô hình phổ biến
Mô hình kinh doanh B2B là một trong những mô hình phổ biến

Mô hình kinh doanh B2C

Đây hiện là mô hình được nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm áp dụng. Theo mô hình này, doanh nghiệp sẽ đem sản phẩm của công ty mình đến trực tiếp với người tiêu dùng. Khi ấy, công ty cũng sẽ ghi nhận được phản ứng cũng như phản hồi từ khách hàng.

Mô hình CTV mỹ phẩm

Đây cũng chính là hình thức tiếp thị liên kết (Affiliate). Mô hình này giúp mở rộng kênh bán hàng một cách gián tiếp. Trong đó, người kinh doanh mỹ phẩm sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp sở hữu sản phẩm thực và người tiêu dùng cuối cùng. Trong kinh doanh mỹ phẩm, đây là hình thức ít rủi ro mà vẫn mang lại lợi nhuận tương đối cao.  

Mô hình mỹ phẩm handmade

Mô hình được hiểu đơn giản là bạn tự gia công/ sản xuất mỹ phẩm để bán. Dù chỉ mới xuất hiện nhưng hình thức này lại nhanh chóng được chú ý và lựa chọn, đặc biệt là với những người trẻ khởi nghiệp. Lúc này, bạn sẽ hoàn toàn làm chủ từ nguyên liệu, quy trình bào chế, chất lượng của sản phẩm cho tới cách phân phối sản phẩm đến khách hàng.

Mô hình kinh doanh online

Kinh doanh mỹ phẩm online đang rất được chú ý
Kinh doanh mỹ phẩm online đang rất được chú ý

Kinh doanh online đã có từ lâu nhưng chỉ những năm gần đây mô hình này mới thật sự bùng nổ. Dịch Covid đã làm thay đổi thói quen mua hàng của người dùng Việt và với mặt hàng mỹ phẩm cũng vậy. Áp dụng mô hình này, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí cho việc mở công ty hay mở cửa hàng ( chi phí mặt bằng, chi phí vật dụng, chi phí điện nước,…). 

Hình thức kinh doanh này được áp dụng trên các nền tảng thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada,,,,), trên mạng xã hội ( Zalo, Facebook, Instagram, TikTok Shop,…) và website. Đây cũng là mô hình được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn vì họ không cần đi đâu xa mà vẫn có được sản phẩm họ cần.

5 Bước xây dựng mô hình kinh doanh mỹ phẩm 

Xây dựng mô hình kinh doanh không phải điều đơn giản, đặc biệt với những người lần đầu kinh doanh mỹ phẩm. Không phải mô hình nào phù hợp và dễ áp dụng. Bạn cần nghiên cứu, khảo sát để chọn, điều chỉnh sao cho phù hợp với doanh nghiệp của bạn. 

Xây dụng mô hình kinh doanh mỹ phẩm cần đáp ứng các bước cơ bản
Xây dụng mô hình kinh doanh mỹ phẩm cần đáp ứng các bước cơ bản
  • Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá về nhu cầu của khách hàng mục tiêu
  • Bước 2: Lên các ý tưởng kinh doanh về sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa những điều khách hàng cần. Dù vậy, bạn vẫn cần đảm bảo sự độc đáo mới lạ cho sản phẩm mỹ phẩm mà công ty cung cấp.  
  • Bước 3: Lên kế hoạch chi phí cụ thể để đầu tư trang thiết bị, sản phẩm, nhân lực,… Từ đó, tối ưu chi phí để có được sản phẩm chất lượng với mức phí lý tưởng nhất. 
  • Bước 4: Xây dựng kế hoạch tiếp thị, quảng cáo để đưa sản phẩm đến với khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn nên chọn các kênh tiếp thị phù hợp với xu hướng với độ phủ sóng cao. 
  • Bước 5: Sau khi đã tổng hợp đủ các thông tin cần thiết, bạn cần có một nguồn vốn đủ để hiện thực hóa các bước ấy. Bạn cần tiến hành sắp xếp các việc cần làm theo thứ tự hợp lý và bắt tay vào thực hiện. 

Trên đây chỉ là các bước cơ bản nhất khi xây dựng mô hình kinh doanh. Các bước này sẽ còn thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực tế của công ty bạn cũng như sản phẩm mỹ phẩm mà công ty lựa chọn. Chỉ khi chọn được mô hình kinh doanh phù hợp, bạn mới đề ra được những chiến lược, kế hoạch phát triển phù hợp. Từ đó, công ty mới có thể duy trì, ghi lại dấu ấn cũng như khẳng định vị thế trên thương trường.

HOMI vừa cung cấp cho bạn các thông tin về mô hình kinh doanh, đặc biệt là trong ngành mỹ phẩm. Hy vọng những thông tin này sẽ thật sự hữu ích với những ai đang nuôi ý định tham gia vào “Đại dương đỏ” để định vị và xây dựng chỗ đứng trên thị trường mỹ phẩm. 


Founder Nguyễn Kim Linh Vũ nhà sáng lập Viện Nghiên Cứu Dược Mỹ Phẩm Homi, hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành gia công mỹ phẩm trong và ngoài nước, 5 năm chuyên môn giảng dạy về công thức & điều chế các loại mỹ phẩm, cố vấn cho nhiều nhãn hàng mỹ phẩm trong nước, rất am hiểu thị trường mỹ phẩm Việt Nam!

Phạm Thị Viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ Homi

    Dược mỹ phẩm Homi là đơn vị gia công mỹ phẩm trọn gói, công thức độc quyền tại Việt Nam