...

Cách làm tinh dầu gừng vô cùng đơn giản dành cho bạn

Gừng không chỉ là một loại gia vị cho các món ăn mà nó còn có nhiều công dụng hữu ích đối với chúng ta. Đặc biệt là khi gừng được chế tạo thành tinh dầu.

Cùng HOMI tìm hiểu về cách làm tinh dầu gừng cũng như nhiều công dụng tuyệt vời mà nói mang lại trong bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của tinh dầu gừng đối với chúng ta

Tinh dầu gừng
Tinh dầu gừng

Gừng không chỉ là một món ăn đơn thuần, khi chiết xuất thành tinh dầu, nó còn mang lại nhiều công dụng hữu ích cho cơ thể cũng như tóc, da. Công dụng một chín một mười với tác dụng của tinh dầu bơ hay các loại tinh dầu từ thiên nhiên khác

Công dụng đối với sức khỏe: Trong gừng có chứa các chất kháng viêm nên có thể chống vi khuẩn, bảo vệ da khỏi những tổn thương. Gừng sau khi làm thành tinh dầu có thể giảm đau hiệu quả. Dùng chúng khi xoa bóp, máu của chúng ta sẽ dễ dàng được lưu thông, xoa dịu các cơn đau, giảm nhức mỏi. Hương thơm mà tinh dầu gừng mang lại giúp giảm căng thẳng đầu óc và giảm triệu chứng đau đầu.

Công dụng đối với da, tóc: Tinh dầu gừng có khả năng cải thiện làn da, ngăn ngừa lão hóa nhanh chóng. Ngoài ra, tinh dầu gừng còn làm se khít lỗ chân lông, giảm mụn, mờ thâm, giảm sẹo trên cơ thể. Không những thế, đối với những trường hợp tóc xơ yếu, da đầu nhiều gàu, tinh dầu gừng còn có thể đánh bay.

Cách làm tinh dầu gừng qua các bước cơ bản

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi 5 củ (lựa chọn gừng chất lượng loại 1)
  • Dầu ăn hoặc dầu dừa, dầu oliu

Dụng cụ:

  • Bếp
  • Chảo lớn
  • Lọ thủy tinh
  • Dao

Cách làm tinh dầu gừng đơn giản với 5 bước:

  • Bước 1: Đối với cách làm tinh dầu gừng tự nhiên này, đầu tiên bạn rửa sạch gừng. Tiếp đến dùng dao cạo bỏ sạch lớp vỏ.
  • Bước 2: Bạn giã nhỏ hoặc cắt lát gừng mỏng rồi xay nhuyễn để vắt lấy phần nước cốt.
Cách làm tinh dầu gừng với phương pháp cắt nhỏ hoặc giã nhuyễn gừng
Cách làm tinh dầu gừng với phương pháp cắt nhỏ hoặc giã nhuyễn gừng
  • Bước 3: Bắc chảo lên bếp, canh sao cho phần dầu ăn (dầu dừa hoặc dầu oliu) gấp 3 lần nước cốt gừng vừa chiết. Dầu sôi lăn tăn, bạn cho phần nước cốt gừng vào chảo và đảo đều.
  • Bước 4: Sau khi dầu và cốt gừng sôi hòa tan ở mức độ nhất định. Lúc này, chúng ta tắt bếp và để nguội hỗn hợp.
  • Bước 5: Sau khi phần hỗn hợp trong chảo nguội, đó chính là tinh dầu gừng cần thiết của chúng ta. Bạn cho vào lọ thủy tinh sau đó sử dụng.
Tinh dầu gừng sau khi được chế biến
Tinh dầu gừng sau khi được chế biến

Đối với cách làm tinh dầu gừng này, hỗn hợp tinh dầu gừng sau khi chiết xuất có màu vàng óng ánh, hương thơm gừng dịu nhẹ. Bạn có thể dùng theo nhiều cách khác nhau. Có thể bôi trực tiếp hoặc bỏ vào máy xông tinh dầu để hưởng thụ.

Cách sử dụng tinh dầu gừng sao cho hiệu quả

Bạn đang muốn làm ấm cơ thể, hãy sử dụng 2-3 giọt tinh dầu gừng vào lòng bàn tay. Xoa đều đến khi ấm nóng, massage nhẹ nhàng vào vị trí bạn muốn làm ấm. Cách này có thể giúp bạn làm ấm tránh các bệnh về cảm, viêm họng hiệu quả.

Tinh dầu gừng có thể giúp giảm đau hiệu quả. Trường hợp bong gân, sưng tấy, chấn thương,… Bạn sử dụng tinh dầu gừng, xoa bóp vết thương hằng ngày. Không sử dụng tinh dầu gừng cho những vết thương hở.

Bạn đang có đường tiêu hóa không tốt, gặp một số triệu chứng về hô hấp. Lúc này, bạn nên pha 1 – 2 giọt tinh dầu gừng cùng trà để uống đối với vấn đề hô hấp. Và pha 2 – 2 giọt tinh dầu gừng cùng nước sử dụng trong quá trình tắm để tăng khả năng kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn.

Tinh dầu gừng chăm sóc tốt cho hệ tim mạch. Vì thế, mỗi ngày 2 lần, bạn nhỏ 1 – 2 giọt vào vị trí tim, xoa đều để khí huyết lưu thông.

Tác dụng và cách làm tinh dầu Oliu ngay tại nhà

Một số điều bạn nên biết đối với cách làm tinh dầu gừng và sử dụng

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng
  • Nguyên liệu sạch sẽ, lựa chọn kỹ. Dụng cụ để chế biến được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Cách bảo quản: Cất nơi thoáng mát, không nên để tinh dầu gừng tiếp xúc với ánh nắng. Nên cho tinh dầu vào lọ thủy tinh tối màu để quá trình bảo quản diễn ra được lâu hơn.
  • Tinh dầu gừng có đặc tính cay, không nên để tiếp xúc với mắt cũng như vết thương hở.
  • Để xa tầm tay trẻ em và bà bầu không nên sử dụng.
  • Sau khi chế biến tinh dầu gừng, để đảm bảo an toàn cho mọi vùng da. Bạn nên nhỏ thử một giọt vào tay, để yên và xem sự phản ứng của da.

Trên đây là cách làm tinh dầu gừng và công dụng đối với sức khỏe mà HOMI đã đem đến cho bạn. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích cũng như hỗ trợ bạn trong việc tự điều chế tinh dầu gừng tại nhà.


Founder Nguyễn Kim Linh Vũ nhà sáng lập Viện Nghiên Cứu Dược Mỹ Phẩm Homi, hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành gia công mỹ phẩm trong và ngoài nước, 5 năm chuyên môn giảng dạy về công thức & điều chế các loại mỹ phẩm, cố vấn cho nhiều nhãn hàng mỹ phẩm trong nước, rất am hiểu thị trường mỹ phẩm Việt Nam!

Phạm Thị Viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ Homi

    Dược mỹ phẩm Homi là đơn vị gia công mỹ phẩm trọn gói, công thức độc quyền tại Việt Nam