HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH SẢN PHẨM MỚI NHẤT 2022
Sau khi hoàn thành các bước sản xuất gia công mỹ phẩm và chuẩn bị ra mắt thị trường, sản phẩm cần được đăng ký mã vạch với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Theo Điều 3 của Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN giải thích rằng, mã vạch sản phẩm thực tế là một dãy số có nhiệm vụ phân biệt & tra cứu từng loại sản phẩm và được tìm kiếm dữ liệu bằng máy quét chuyên dụng.
Vậy đăng ký mã vạch sản phẩm năm 2022 có khác gì so với những năm trước đây không, hãy tham khảo bài viết dưới đây của dược mỹ phẩm HOMI nhé.
Những thông tin cần nắm về đăng ký mã vạch sản phẩm
Mã vạch sản phẩm là gì?
Mã vạch là một mã tiêu chuẩn hóa được biểu thị bằng các sọc dọc đen và trắng có chiều rộng đa dạng, dưới mỗi hình ảnh sẽ là 12 hoặc 13 chữ số khác nhau. Máy quét mã vạch laser sẽ thực hiện nhiệm vụ hiểu và phân biệt dữ liệu trong các thanh và mã kỹ thuật số của sản phẩm.
Công đoạn check mã vạch sản phẩm được thực hiện phổ biến tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi… chắc hẳn bạn đã từng vài lần bắt gặp hoạt động này từ thu ngân.
Tại sao đăng ký mã vạch lại quan trọng?
Bên cạnh mục đích giúp người bán hàng, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí thuê nhân công kiểm kê & phân loại hàng loại, đăng ký mã vạch sản phẩm còn nâng cao tính minh bạch cho sản phẩm. Ngoài ra, mã vạch sản phẩm còn giúp nhà bán hàng tìm kiếm dữ liệu về sản phẩm nhanh gọn hơn như món đồ đó đang ở kho nào, cửa hàng A còn tồn bao nhiêu… Thêm vào đó, khi xảy ra mất cắp, bạn có thể dễ dàng chứng mình sản phẩm này là của mình.
Dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm là gì?
Dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm ra đời nhằm đơn giản các bước đăng ký cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty không có bộ phận chuyên thực hiện hoặc không am hiểu về các điều lệ khi đăng ký mã vạch nên dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm.
Tuy nhiên, vì nhu cầu thị hiếu ngày càng tăng, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ làm mã vạch sản phẩm đã thực hiện các hành vi lừa gạt hoặc khống chi phí khiến việc đăng ký mã vạch của bạn có thể bị ảnh hưởng trầm trọng. Do đó, khi lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm bạn cần xem xét các tiêu chí sau:
- Có kinh nghiệm và chuyên môn về cách thức đăng ký mã vạch: điều này là yếu tố bắt buộc, bởi khi dính tới giấy tờ và các con số liên quan tới nhà nước thường rất phức tạp. Nếu không được đào tạo chuyên môn sâu hoặc có kinh nghiệm trong việc đăng ký rất dễ dẫn đến sai sót và kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến ngày ra mắt sản phẩm. Để an toàn bạn nên chọn các công ty luật hoặc doanh nghiệp có kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực này.
- Trung thực và rõ ràng: hãy tránh xa các đơn vị phân tích lố hoặc đưa ra các dự đoán ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận trong dịch vụ làm mã vạch sản phẩm vì mục đích chính của các doanh nghiệp này là tăng phí dịch vụ của bạn lên một mức khó chấp nhận được. Hãy lựa chọn các doanh nghiệp phân tích rõ từng bước, giải thích tại sao phải làm như này và việc đó tốn chi phí bao nhiêu.
- Có hợp rõ ràng: dù chỉ là dịch vụ đăng ký mã vạch vẫn phải có hợp đồng rõ ràng để tránh đối chấp hoặc nghi hoặc về sau.
Các bước đăng ký mã vạch sản phẩm của năm 2022
Dù bạn thuê bên thứ 3 – dịch vụ làm mã vạch sản phẩm thì giấy tờ cũng là khâu bên doanh nghiệp phải cung cấp, vì vậy hãy chuẩn bị những giấy tờ và nắm các bước dưới đây để trao đổi với đối tác dễ dàng hơn:
Bước 1: Lên danh sách số lượng sản phẩm cần đăng ký mã vạch.
Hiện nay, có 3 nhóm số lượng gồm dưới 100 sản phẩm, từ 1.000 – 10.000 sản phẩm và trên 10.000 sản phẩm. Mỗi nhóm sẽ phù hợp với một gói đăng ký mã vạch khác nhau.
Bước 2: Tổng hợp các giấy tờ cần thiết
Có 3 loại giấy tờ doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm:
- 1 Bảng đăng ký theo chuẩn được phân bổ từ Bộ Khoa học và Công nghệ.
- 1 Bảng đăng ký các sản phẩm cần đăng ký mã vạch (theo mẫu có sẵn).
- 1 Phiếu cung cấp thông tin theo chuẩn dành cho Cơ sở dữ liệu GS1.
- Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tùy thuộc vào đối tượng kinh doanh.
Việc chuẩn bị giấy tờ khá mất thời gian và phức tạp nên nếu không am hiểu bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp từ dịch vụ làm mã vạch sản phẩm để quá trình được diễn ra nhanh gọn hơn.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm tại Cơ quan có thẩm quyền
Tại Việt Nam, việc đăng ký mã vạch sản phẩm chỉ thực hiện thông qua Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện và chờ phản hồi.
Bước 4: GS1 tiến hành thẩm định hồ sơ
Giai đoạn này kéo dài từ 5 – 7 ngày làm việc, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ và được thông qua họ sẽ thông báo.
Bước 5: Cấp mã vạch và giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp
Sau khi qua vòng loại hồ sơ đăng ký mã vạch, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiến hành cung cấp mã vạch cho doanh nghiệp trước và hoàn tất hồ sơ cùng giấy chứng nhận trong vòng 30 ngày sau đó.
Đăng ký mã vạch là một bước để hợp thức hóa, tăng sự uy tín và tính cạnh tranh cho sản phẩm. Do đó, Homi mong rằng những thông tin trong bài viết đã giải đáp các thắc mắc của bạn trong vấn đề này.
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn, lo lắng không biết cách đăng ký mã vạch sản phẩm ra sao thì gửi yêu cầu liên hệ ngay cho HOMI nhé. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thêm dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đảm bảo đầy đủ pháp lý cho sản phẩm của khách hàng. Đội ngũ của chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm, cam kết sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất, uy tín nhất cho Quý khách hàng.!