Dầu gió được sử dụng như một loại thuốc thông dụng đối với chúng ta. Đây là một sản phẩm dễ tìm mua, sử dụng đơn giản mà không cần đến sự kê đơn của bác sĩ. Nhưng không hẳn mọi người đều sử dụng đúng cách cũng như hiểu được hết công dụng và tác hại của nó. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Thành phần có trong dầu gió
Dầu gió được tạo nên bằng sự kết hợp của nhiều thành phần tinh dầu thiên nhiên khác nhau. Nhưng chủ yếu, thành phần chính trong đó vẫn là tinh dầu Bạc Hà. Trong tinh dầu Bạc Hà chứa hai chất nổi trội là menthol và methyl salicylate. Hai chất này có công dụng rất tốt, giúp dầu giữ được sức nóng lâu hơn, giảm sưng, giảm đau hiệu quả hơn.
Mỗi sản phẩm do các nhà sản xuất làm ra đều có công thức riêng. Kết hợp tinh dầu Bạc Hà và một số thành phần phụ khác, tùy theo công thức của nhà sản xuất. Công thức thường là được đội ngũ nghiên cứu của công ty làm ra hoặc là công thức gia truyền cho người thừa kế. Ngoài ra, trong một số loại dầu gió còn có một số các thành phần khác như: Tràm, Hương nhu, Quế, Long não, Đinh hương, Khuynh diệp, Thông,…
Dầu gió có nhiều loại khác nhau. Dầu gió xanh, đỏ, nâu,…Được thiết kế đa dạng, đa mẫu mã. Một số loại còn được nhà sản xuất thêm các hương tinh dầu thơm để tạo mùi dễ chịu cho sản phẩm.
Công dụng vô cùng hữu ích của dầu gió đối với sức khỏe
Là một sản phẩm có nhiều công dụng vô cùng tốt và tiện lợi đối với chúng ta.
- Dầu gió giúp giảm nhức đầu, ho, nghẹt mũi, cảm cúm, cảm lạnh, trúng gió,…
- Trị các loại bệnh đau bụng cũng như bệnh về đường tiêu hóa, bụng đầy hơi, khó tiêu,…
- Giảm đau xương khớp, nhức mỏi toàn thân.
- Làm ấm vùng bụng, lòng bàn tay, bàn chân, giúp dễ ngủ, giấc ngủ được ngon hơn
- Có tác dụng trị các vết sưng, ngứa cho muỗi cắn. Xua đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả.
- Giảm sưng, phù nề tay chân, bong chân, trật khớp
- Chúng ta cũng có thể nhỏ một vài giọt dầu vào trong hỗn hợp nước dùng để xông mặt, xông cơ thể. Phòng ngừa bệnh tật, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chống lại bệnh Covid.
- Ngoài ra, nó còn khử được mùi cơ thể, mùi phòng kín, mùi giày dép, quần áo
Những điều bạn không nên khi sử dụng
Mặc dù thông dụng và rất tốt. Nhưng chúng ta cần phải có hiểu biết nhất định để tránh xa những tác hại ngoài ý muốn mà dầu gió gây ra.
- Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 24 tháng tuổi. Vì công dụng và sức nóng của nó rất mạnh. Có thể làm bỏng da, đau rát. Trong đó còn có thành phần menthol, có thể gây ảnh hưởng lớn và gây hại đến đường hô hấp của trẻ nhỏ.
- Không nên sử dụng dầu cho vào những vết thương hở, trầy xước, lở, viêm da, ngứa ngáy.
- Không sử dụng cho người đang sốt cao, cơ thể suy nhược, tăng huyết áp.
- Không được nhỏ dầu gió vào mắt hoặc là uống một lượng lớn. Điều này vô cùng có hại cho vùng cổ cũng như cơ thể chúng ta.
- Không lạm dụng quá nhiều. Dầu gió có tác dụng làm giảm tình trạng nghẹt mũi. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều, mũi của bạn sẽ bị tổn thương màng hô hấp bên trong
- Không sử dụng sản phẩm nhiều hơn 4 lần trong 1 ngày. Bảo quản ở nơi thoáng mát, để xa tầm tay trẻ em.
Lưu ý: Khi sử dụng dầu, nếu có các triệu chứng đau đầu, nôn mửa, co giật, cơ thể mệt mỏi, mất sức sống. Đó là những biểu hiện của ngộ độc nguy hiểm. Khi đó, bạn cần được đưa đến trung tâm ý tế gần nhất và tiếp nhận sự điều trị của bác sĩ.
Trước khi bôi dầu, chúng ta cần rửa tay thật sạch. Để tay và vùng cần sử dụng hoàn toàn khô ráo. Nếu trẻ em sử dụng thì cần có sự giám sát của người lớn. Lấy một lượng dầu vừa phải, phù hợp với mục đích sử dụng. Tránh trường hợp muốn giảm đau nhanh mà lấy quá nhiều. Lúc này dầu gió không thực hiện hết công dụng được mà ngược lại, phản tác dụng đối với người sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ của HOMI về dầu gió. Hy vọng rằng nó sẽ cung cấp cho các bạn một lượng kiến thức vừa đủ để sử dụng dầu một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nếu muốn sử dụng dầu gió an toàn và mang thương hiệu riêng của bản thân. Bạn có thể tìm hiểu về dịch vụ gia công dầu gió tại HOMI nhé.