Edta là thành phần góp mặt trong nhiều loại mỹ phẩm khác nhau như thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu, kem dưỡng ẩm cho da…. Bên cạnh đó, Edta còn được sử dụng trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau với vai trò quan trọng như mỹ phẩm, y học, thực phẩm… Thế nhưng, bạn đã biết công dụng thật sự của Edta là gì chưa? Hãy cùng dược mỹ phẩm Homi theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết về loại nguyên liệu này nhé!
Edta là gì?
Edta – Ethylene Diamine Tetraacetic Axit có công thức hóa học là C10H16N2O8 là một loại axit được sử dụng trong nhiều lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, y học, thủy sản… Edta tồn tại dưới dạng chất rắn và có khả năng hòa tan trong nước, được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1935 do Ferdinand Münz thực hiện.
Công dụng của Edta mang lại là gì?
Hoạt chất này ngày nay được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau, trong đó 3 lĩnh vực quan trọng có thể kể đến bao gồm:
Công dụng của Ethylene Diamine Tetraacetic Axit trong y học
- Với các trường hợp nhiễm độc thuỷ ngân hoặc chì, Ethylene Diamine Tetraacetic Axit được sử dụng để điều trị bệnh dưới dạng muối natri calci edetate giúp liên kết các ion kim loại một cách hữu hiệu.
- Trong nha khoa, khi tiểu phẫu Ethylene Diamine Tetraacetic Axit đóng vai trò nới lỏng sự vô hoá ở bên trong ống chân răng bằng cách bổ sung chất hoạt động bề mặt.
- Các trường hợp cấy ghép ống kính nội nhãn, Edta là chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả nhờ khả năng phân tán chất nhờn.
- Ethylene Diamine Tetraacetic Axit có khả năng loại bỏ lượng sắt dư thừa nhanh chóng. Do đó, chúng được sử dụng trong việc điều trị biến chứng ở những người phải truyền máu nhiều lần cũng như hỗ trợ điều trị bệnh thalassemia.
Công dụng của Ethylene Diamine Tetraacetic Axit trong thực phẩm
- Trong thực phẩm, chất này được sử dụng nhiều trong việc bảo quản nhằm khắc phục tình trạng mất màu do oxy hoá cũng như thúc đẩy mùi vị, sắc màu món ăn thêm đặc sắc.
- Đối với các loại nước ngọt có chứa axit ascorbic và natri benzoat, Edta có tác dụng làm giảm một phần sự hình thành của chất gây ung thư – benzen.
- Với các loại sản phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc, hoạt chất này được dùng với vai trò là chất củng cố khi kết hợp với sắt.
Công dụng của Edta trong việc làm đẹp
- Ở hầu hết các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác nhau như dầu gội, sữa rửa mặt, tinh chất dưỡng ẩm… nguyên liệu mỹ phẩm Edta có nhiều công dụng như hỗ trợ tạo bọt, thúc đẩy ổn định độ pH và nhũ tương, là chất hoạt động bề mặt.
- Giúp tăng khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả ở nhiều loại mỹ phẩm. Từ đó, giúp bảo quản các sản phẩm cách lâu dài.
- Hỗ trợ liên kết các kim loại nặng có trong nguồn nước sử dụng nhằm giảm thiểu tình trạng da và tóc bị tích tụ kim loại gây ảnh hưởng xấu.
Lưu ý khi sử dụng
- Mặc dù đã được chứng minh có thể sử dụng chất này trong lĩnh vực thực phẩm và mỹ phẩm nhưng khi dùng lâu dài, Edta vẫn có khả năng tác động lên sự ức chế của quá trình tổng hợp các ADN ở người gây nên các biến chứng như các bệnh về thận, thai nhi bị dị tật bẩm sinh, khả năng sinh sản bị hạn chế…
- Luôn để hoạt chất này tránh xa trẻ em và vật nuôi trong nhà, đồng thời bảo quản kín khi không dùng đến.
Phân biệt Tetrasodium Edta và Disodium Edta trong mỹ phẩm
Trong sản xuất mỹ phẩm, doanh nghiệp không chỉ sử dụng Edta mà hai dạng chính của chất này là Tetrasodium Edta và Disodium Edta:
- Tetrasodium: Chứa 4 cation natri và hoạt động tốt nhất khi có nồng độ pH dao đồng trong khoảng 10-11. Thường được sử dụng cho kem dưỡng ẩm, sữa rửa mặt và nhiều loại sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
- Disodium: Chứa 2 cation natri và hoạt động tốt nhất khi có nồng độ pH dao đồng trong khoảng 4-6.
Phân biệt rõ hai chất này giúp việc điều chế các công thức được thuận tiện hơn cũng như đảm bảo chất lượng thành phẩm an toàn.
Homi hy vọng với các chia sẻ trên về Edta – Thành phần điều chế nhiều loại sản phẩm khác nhau đã giúp ích cho bạn. Và nếu đang có ý định sử dụng Edta hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của chuyên gia để đảm bảo an toàn cho sản phẩm cũng như sức khỏe người dùng nhé!