Nhu cầu làm đẹp tăng vụt, thị trường mỹ phẩm ngày càng sôi động. Đây chính là thời điểm “vàng” cho người làm kinh doanh mỹ phẩm. Dù là khởi nghiệp hay mở rộng kinh doanh bạn cũng có rất nhiều cơ hội lớn và cần phải nắm bắt.
Dù tiềm năng và hấp dẫn là thế nhưng không phải ai cũng có thể dấn thân vào lĩnh vực này. Nếu bạn đang nuôi ý định có cho mình một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thì đừng ngại xem ngay nhũng kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm dưới đây.
Tại sao kinh doanh mỹ phẩm lại được ưu tiên lựa chọn?
Như đã nói, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm trên toàn cầu đang tăng lên. Không chỉ có phái đẹp mà ngay cả cánh mày râu cũng rất quan tâm. Dù bạn là người ít trang điểm thì vẫn sẽ sở hữu những món đồ cơ bản như sữa rửa mặt, nước tẩy trang, son dưỡng, … Từ đây có thể thấy, sử dụng mỹ phẩm sớm muộn sẽ trở thành xu hướng trên toàn thế giới. Và việc nắm bắt thời cơ ngay từ bây giờ là điều cần thiết.
Không riêng gì mỹ phẩm, bất cứ việc kinh doanh nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, bạn cần có cho mình những kiến thức, nền tảng vững chắc nếu muốn xây dựng chỗ đứng trên thị trường làm đẹp. Có thể nói, việc đầu tư vào kinh doanh mỹ phẩm chính là hướng đi mạo hiểm nhưng cũng đầy hấp dẫn, và nó chỉ dành cho những ai thật sự có bản lĩnh.
Mở shop mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
Làm kinh doanh, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Số vốn này sẽ quyết định quy mô, số lượng hàng hóa, chất lượng cũng như xuất xứ các thương hiệu.
Theo các nguồn khảo sát, chỉ khi bạn có trong tay từ 100 – 300 triệu đồng, bạn mới có thể sở hữu một cửa hàng mỹ phẩm với các trang thiết bị hiện đại và đảm bảo. Số tiền này cũng được đầu tư vào việc trang trí cửa hàng cũng như chi phí nhập các loại mỹ phẩm chất lượng. Cụ thể như sau:
Chi phí thuê mặt bằng
Địa điểm để kinh doanh mỹ phẩm thường là những nơi nổi bật, giao thông thuận lợi. Cùng với đó, nếu bạn muốn thuê một cửa hàng có diện tích khoảng 30-40m2 thì chi phí sẽ rơi vào tầm 7 – 15 triệu/ tháng. Con số này sẽ có sự thay đổi tương ứng tùy thuộc vào từng khu vực cũng như mức sống tại khu vực đó.
Chi phí trang trí cửa hàng
Để cửa hàng của bạn nổi bật và khiến khách hàng thoải mái, bạn cũng cần bỏ chi phí vào các vật dụng trang trí cửa hàng. Có thể kể đến như tủ kính, kệ, quầy, salon, đèn… chúng sẽ nằm vào khoảng 10 – 15 triệu. Việc chăm chút từng chi tiết của cửa hàng sẽ gây được thiện cảm lớn với khách hàng khi họ ghé mua.
Chi phí nhập hàng
Phần chi phí này sẽ không có một con số cố định bởi nó phụ thuộc nhiều vào số sản phẩm mà bạn muốn bán. Thay vì tập trung vào một sản phẩm nhất định, hãy đa dạng sản phẩm cũng như thương hiệu mỹ phẩm. Điều này giúp khách hàng của bạn có nhiều sự lựa chọn và cửa hàng của bạn sẽ có một nguồn khách hàng tiềm năng.
Chi phí dự phòng
Đây là khoản dự trù cho những trường hợp bất ngờ phát sinh. Thời gian đầu kinh doanh, hẳn là bạn sẽ chưa thể bán được hàng hoặc được khách hàng để ý tới. Chính vì thế, bạn cần có một khoản tiền để duy trì kinh phí của cửa hàng trong ít nhất là 3 tháng.
Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm cho người mới kinh doanh
Để mở shop mỹ phẩm thì vốn thôi là chưa đủ. Bạn cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch, chiến lược cụ thể để tránh lạc hướng, mất thời gian và công sức vô ích. Hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin dưới đây:
Khách hàng là ai? Họ mua những sản phẩm nào?
Vì người dùng mỹ phẩm rất đa dạng, bạn cần biết mình sẽ bán mỹ phẩm cho đối tượng nào, giới tính, độ tuổi, nhu cầu và thu nhập ra sao? Chẳng có cửa hàng mỹ phẩm nào có đủ khả năng để bán mọi sản phẩm cho tất cả mọi người.
Việc xác định được khách hàng mục tiêu giúp bạn đầu tư vào sản phẩm cũng như có các chiến lược quảng bá phù hợp. Nhờ vậy, bạn sẽ đi đúng hướng, tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng như các khoản chi phí khác.
Ví dụ: Khách hàng mà bạn nhắm đến là nhân viên văn phòng. Họ là những người có mức thu nhập ổn định và tương đối cao. Vì thế, họ sẽ chọn các loại mỹ phẩm có thương hiệu, an toàn và chất lượng.
Thông tin về đối thủ cạnh tranh trong ngành và trong khu vực
Người xưa đã nói ”biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, bạn cần nắm được các ưu/ nhược điểm mà đối thủ của bạn có. Từ đó, cho cho mình những ưu điểm tương tự, đồng thời khắc phục các nhược điểm họ có.
Tuy nhiên, bạn cũng cần dựa vào khả năng tài chính cũng như tình hình thực tế ở cửa hàng của bạn. Đồng thời, xây dựng phong thái riêng cho cửa hàng của bạn để khách hàng ghi nhớ và gắn bó lâu dài.
Chọn địa điểm cửa hàng thu hút
Hiện nay, đối tượng sử dụng mỹ phẩm rất đa dạng và họ đều có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Đó có thể là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên hay các mẹ bầu,… Vì thế, chỉ cần bạn có thể tìm được một địa điểm lý tưởng để kinh doanh thì bạn hoàn toàn có thể chiếm lĩnh khu vực đó. Những nơi bạn có thể cân nhắc như: các khu đô thị, khu dân cư,….
Tìm nguồn hàng chất lượng và đa dạng
Có được nguồn hàng chất lượng là bước thành công đầu tiên khi bạn mở cửa hàng mỹ phẩm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phân vân vì không biết nên bán mỹ phẩm tự gia công? Nhập bán mỹ phẩm trong nước? hay bán hàng xách tay?…
Với những ai mới kinh doanh, bạn có thể tìm nguồn hàng theo gợi ý dưới đây:
- Trở thành đại lý của các thương hiệu mỹ phẩm nội địa.
- Bán mỹ phẩm xách tay (nhờ người quen, tự đi lấy hàng, nhập lại hàng từ các shop bán mỹ phẩm xách tay,…).
- Hợp tác với công ty gia công mỹ phẩm uy tín để xây dựng thương hiệu mỹ phẩm riêng.
- Nhập hàng từ các shop bán buôn nếu có ít vốn hay cửa hàng nhỏ….
Xây dựng kế hoạch tiếp thị cho cửa hàng
Để khách hàng mau chóng biết tới của hàng của bạn, bạn cần có kế hoạch tiếp thị, quảng cáo chi tiết. Các hình thức như phát tờ rơi, tặng voucher, book báo,… cần được tận dụng phù hợp.
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng là người tương tác trực tiếp với khách hàng. Họ phải là người có chuyên môn về mỹ phẩm, làm đẹp và có gu thẩm mỹ và có kỹ năng thuyết phục cao. Các thông tin mà nhân viên cung cấp sẽ có tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng. Vì thế, bạn cần chọn lọc kỹ những người này nếu muốn cửa hàng của bạn chiếm được lòng tin từ khách hàng.
Thông thường, các nhân viên bán hàng sẽ là nữ, ở độ tuổi từ 18 – 25. Vì họ sẽ là những người trẻ trung, có ngoại hình, có gu và có khả năng giao tiếp tốt. Nhờ vậy, khách hàng hàng dễ bị thuyết phục.
Các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng
Người tiêu dùng Việt rất thích nhận ưu đãi và các chương trình giảm giá, khuyến mãi. Vì thế, khi mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, bạn cũng nên có một kế hoạch cụ thể cho các chương trình này. Bạn có thể áp dụng tặng voucher, giảm % trên mỗi đơn hàng… Điều này kích thích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn tại cửa hàng của bạn.
Thực tế, còn rất nhiều vấn đề mà người khởi nghiệp với mỹ phẩm gặp phải. Trên đây chỉ là số ít những kinh nghiệm, lưu ý cơ bản mà HOMI nêu ra để giúp bạn có những bước đầu suôn sẻ trên hành trình của mình. Chỉ khi bạn trực tiếp bắt tay vào làm ban mới thật sự trải nghiệm và có cho mình nhiều bài học quý giá.
Vì thế, nếu đam mê lĩnh vực này, đừng ngại bắt đầu từ hôm nay!