...

5 Lý do khiến Startup kinh doanh mỹ phẩm dễ thất bại

Kinh doanh mỹ phẩm đang là xu hướng khởi nghiệp hiện nay với đa dạng các sản phẩm có thể đầu tư như sữa rửa mặt, nước tẩy trang, kem dưỡng, serum đặc trị… Tuy nhiên, không phải ai Startup mỹ phẩm cũng đều thành công và gặt hái được doanh thu “khủng”. Vậy lý do khiến các Startup dễ thất bại là gì? Hãy cùng Homi tìm hiểu nhé!

Tại sao Startup thường lựa chọn kinh doanh mỹ phẩm?

Ngành mỹ phẩm
Ngành mỹ phẩm luôn là từ khó “hot” và không có dấu hiệu hạ nhiệt

Mỹ phẩm từ lâu đã trở thành mặt hàng luôn được “săn đón” với mục đích “tân trang” cho vẻ ngoài, làm đẹp cho bản thân của nhiều người. Do đó, ngành hàng này luôn trở thành từ khóa “hot” được nhiều doanh nghiệp Startup lựa chọn đầu tư.

Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu của người tiêu dùng cũng dần tăng cao mà không có dấu hiệu giảm sút, từ “ăn no mặc ấm” phát triển thành “ăn ngon mặc đẹp”. Ngoài ra, lợi nhuận ngành mỹ phẩm cũng được Tổ chức nghiên cứu thị trường và báo cáo khảo sát trực tuyến Q&M đánh giá có khả năng phát triển mạnh.

5 Lý do khiến Startup kinh doanh mỹ phẩm thất bại

5 Lý do khiến Startup kinh doanh mỹ phẩm thất bại
5 Lý do khiến Startup kinh doanh mỹ phẩm thất bại

Thị trường cạnh tranh khốc liệt

Nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao, cơ hội phát triển của thị trường ngày càng rộng mở thì càng nhiều các đơn vị kinh doanh mỹ phẩm khác nhau xuất hiện. Không chỉ là các cá nhân, đơn vị nhỏ lẻ mà cả những doanh nghiệp lớn mạnh khác cũng “hăm he” lấn sân vào thị trường hấp dẫn này.

Ở thị trường kinh doanh mỹ phẩm, cạnh tranh không chỉ về mẫu mã, chất lượng sản phẩm mà còn cạnh tranh ở cả các chiến dịch quảng bá, chương trình khuyến mại, giá cả… Chính vì thế, nếu sản phẩm của bạn không đủ độc đáo và ấn tượng trong lòng khách hàng, doanh nghiệp của bạn rất dễ bị “chết non” theo thời gian.

Không có vốn kiến thức mỹ phẩm

Thiếu kiến thức mỹ phẩm dễ khiến kinh doanh thất bại
Thiếu kiến thức mỹ phẩm dễ khiến kinh doanh thất bại

Khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào bạn cũng nên đầu tư vào nền tảng kiến thức liên quan để xây dựng lòng tin đến khách hàng.

Đặc biệt, mỹ phẩm là dòng sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sắc đẹp và sức khỏe của người tiêu dùng nên khi có sự hiểu biết về lĩnh vực này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, vốn kiến thức mỹ phẩm sâu rộng còn giúp nhà đầu tư dễ dàng tư vấn, thuyết phục người tiêu dùng chọn mua sản phẩm hơn. Đồng thời, việc hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng cũng trở nên dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm

Chất lượng mỹ phẩm không đảm bảo

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn sử dụng của bạn chính là chất lượng sản phẩm. Chất lượng tốt là phương pháp quảng bá hữu dụng nhất đến tay người tiêu dùng, là minh chứng cụ thể nhất cho thương hiệu sản phẩm.

Bên cạnh đó, xu hướng mỹ phẩm ngày càng tăng cao kéo theo đó yêu cầu về mẫu mã, màu sắc, thiết kế bao bì… cũng có yêu cầu cao hơn. Đồng thời, tình trạng đạo nhái cũng diễn ra thường xuyên với mức độ giống nhau về vẻ ngoài gần như tương đương.

Điều này dễ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và chọn mua hàng kém chất lượng, từ đó không còn lòng tin với hàng thật khiến doanh nghiệp, Startup mất dần doanh thu và thất bại.

Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu thành lập, bạn nên lường trước khả năng có thể bị đạo nhái sản phẩm và tham khảo kinh nghiệm của các thương hiệu đi trước để có hướng xử lý kịp thời và chuẩn xác.

Không có định hướng phát triển rõ ràng

Trước khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào bạn cũng cần lập ra cho mình một kế hoạch rõ ràng và chi tiết nhất dựa trên 4 yếu tố:

Ma trận SWOT
Công cụ SWOT hỗ trợ xây dựng chiến lược
  • Điểm mạnh: Chuyên môn về mặt hàng mỹ phẩm khiến bạn cảm thấy tự tin nhất? Bạn đã có đội ngũ gia công riêng biệt hay đã lựa chọn được đơn vị gia công uy tín? Nguồn vốn đầu tư của bạn đã đủ mạnh?…
  • Điểm yếu: Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Khía cạnh kinh doanh nào bạn chưa làm tốt? Nguồn lực sản xuất của bạn chưa đủ mạnh?…
  • Cơ hội: Cơ hội có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau như thị trường đang trên đà tăng trưởng thiếu cung nhưng dư cầu, các điều luật nhà nước đưa ra thuận lợi cho việc kinh doanh…
  • Thách thức: Thông tin báo chí về ngành mỹ phẩm tiêu cực, các điều khoản luật pháp bất ngờ bị thay đổi, giá cả nguyên liệu đột ngột tăng cao…

Nguồn vốn dự trù không đủ

Ngoài số vốn dự tính cho việc đầu tư nguồn nguyên vật liệu sản xuất, chiến dịch PR sản phẩm khi ra mắt, chi phí hoàn thiện các hồ sơ pháp lý… Bạn còn cần dự trù cho các chi phí phát sinh ngoài dự đoán của mình như nguyên liệu hư hại, quá trình vận chuyển có vấn đề…

Thêm vào đó, bạn cần xác định được phân khúc khách hàng mà mình lựa chọn là gì và sản phẩm mình hoàn thiện đã đủ đáp ứng được các tiêu chí tiêu dùng của phân khúc này chưa. Từ đó, định ra mức giá phù hợp và giúp đạt được doanh thu cao trong tương lai nhưng vẫn có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng nhóm khác trên thị trường.

Homi hy vọng bài viết tin tức vừa chia sẻ trên về 5 lý do khiến Startup kinh doanh mỹ phẩm dễ thất bại đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hướng đi phù hợp cho mình trong tương lai. Và nếu đang có ý định kinh doanh mỹ phẩm mà chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng ngần ngại liên hệ đến hotline 097.239.68 68 để được Homi hỗ trợ từ A đến Z suốt 24/7 nhé!


Founder Nguyễn Kim Linh Vũ nhà sáng lập Viện Nghiên Cứu Dược Mỹ Phẩm Homi, hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành gia công mỹ phẩm trong và ngoài nước, 5 năm chuyên môn giảng dạy về công thức & điều chế các loại mỹ phẩm, cố vấn cho nhiều nhãn hàng mỹ phẩm trong nước, rất am hiểu thị trường mỹ phẩm Việt Nam!

Phạm Thị Viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận tin tức mới nhất từ Homi

    Dược mỹ phẩm Homi là đơn vị gia công mỹ phẩm trọn gói, công thức độc quyền tại Việt Nam