Có bao giờ bạn thắc mắc một loạt những sọc đen trắng xuất hiện trên các mặt hàng ở tạp hóa hay siêu thị là gì chưa? Đó được gọi là barcode hay còn sở hữu với cái tên thân thuộc là mã vạch. Vậy vì sao barcode lại có mặt trên bao bì sản phẩm? Ứng dụng barcode trong đời sống hằng ngày? Tất cả các thông tin liên quan đến mã vạch sẽ được dược mỹ phẩm Homi truyền tải trong bài viết sau.
Barcode là gì?
Barcode được người tiêu dùng Việt gọi với tên là mã vạch. Hình dạng nhận biết của barcode là gồm các vạch đen trắng được xếp xen kẽ nhau và không cùng một kích thước nhất định.
Barcode được xem là một phát minh thông minh của thời đại. Bởi chỉ với thiết bị công nghệ quét mã, bạn có thu thập được thông tin của sản phẩm thông qua hình ảnh của mã vạch. Chẳng hạn như nguồn gốc xuất xứ, tên cơ sở sản xuất, thông tin kiểm định,…
Phân loại mã vạch
Mã vạch tuyến tính
Mã vạch tuyến tính được gọi với cái tên thông dụng hơn là barcode 1D. Dấu hiệu nhận biết của mã vạch 1D là các đường thẳng được sắp xếp cạnh nhau với kích thước khác nhau.
Đây là mã vạch 1 chiều được chia thành 3 loại khác nhau như UPC (Universal Product Code), EAN (European Article Number), ITF (Interleaved 2 of 5). Trong đó, mã vạch EAN là quen thuộc nhất được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Dữ liệu của mã vạch tuyến tính sẽ được mã hóa theo một chiều duy nhất đó chính là chiều ngang.
Mã vạch ma trận
Mã vạch ma trận là mã vạch 2 chiều được gọi tắt là barcode 2D. Đặc tính nổi bật của mã vạch này so với mã vạch 1D là chứa nhiều thông tin hơn. Sở dĩ barcode 2D được gọi là mã vạch ma trận vì gồm nhiều hình vuông lớn nhỏ trải dài ra như một ma trận trong game. Các loại barcode 2D bao gồm kiểu mã vạch như QR Code (Quick Response), mã ma trận (Data Matrix), mã vạch PDF417,…
Trong số đó, QR Code được sử dụng rộng rãi nhất, hỗ trợ rất tốt trong các chương trình Marketing, quảng cáo thương hiệu,… Dữ liệu của mã vạch ma trận được sắp xếp linh hoạt có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
Barcode được ứng dụng như thế nào trong đời sống?
Quản lý kho hàng hiệu quả
Ngày xưa khi muốn quản lý kho, bắt buộc người ta phải nhập thủ công về thông tin sản phẩm. Công đoạn này tốn rất nhiều thời gian và đôi khi còn dễ xảy ra nhiều nhầm lẫn. Để rút ngắn quá trình rườm rà này, mã vạch ra đời hỗ trợ rất tốt trong việc quản lý kho hiệu quả. Chỉ cần thiết bị công nghệ có khả năng đọc barcode là có thể nắm bắt được số lượng hàng tồn trong kho một cách nhanh chóng.
Nhờ có công cụ này mà doanh nghiệp của bạn có thể tối ưu quy trình quản lý và tránh được những sai sót không đáng có trong việc kiểm soát kho hàng.
Nhận biết hàng thật – hàng giả
Với thủ đoạn tinh vi hiện nay, các sản phẩm thật giả trên thị trường lẫn lộn, rất khó phân biệt. Nhờ có barcode mà người tiêu dùng có thể kiểm tra được sản phẩm này là hàng thật hay hàng nhái. Thông qua các app đọc mã vạch, dữ liệu về nguồn gốc sẽ hiển thị rõ ràng để người dùng biết được đó có phải là hàng chính hãng hay không.
Đây là công cụ rất hữu ích được sử dụng để nhận diện hàng thật – hàng giả. Từ đó, người tiêu dùng không còn hoài nghi về sản phẩm mình dùng có phải là hàng chính hãng hay không.
Giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng
Công cụ quét mã vạch thường được xuất hiện trong các siêu thị, cửa hàng,… Với cách thanh toán thông qua barcode, sẽ giúp rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng.
Bên cạnh đó, cửa hàng có thể kiểm soát được sản phẩm nào đã được bán ra, số hàng nào vẫn còn tồn lại. Việc làm này góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động của cơ sở kinh doanh. Đồng thời, không phải để khách chờ đợi lâu khi thanh toán.
Một số ứng dụng khác của mã vạch
Có thể nói, barcode là công cụ đa năng giúp cung cấp thông tin sản phẩm từ A đến Z.
Sau đây là một số ứng dụng barcode trong các lĩnh vực khác:
- Mỹ phẩm: Chủ yếu khách hàng dùng ứng dụng quét mã vạch để xác minh xem đây có phải là mỹ phẩm chính hãng hay không.
- Y tế: Nhờ có mã vạch mà mọi thông tin của bệnh nhân được lưu lại một cách chính xác nhất. Trong đó gồm hồ sơ bệnh án, thông tin cá nhân,…
- Logistic: Để tiết kiệm thời gian, các đơn vị logistic đã sử dụng công cụ quét mã vạch để kiểm soát các thông tin về hàng hóa, tên người nhận,…
- Hàng không: Giảm thiểu tình trạng thất lạc hành lý ký gửi của khách hàng, ngành hàng không cũng sử dụng mã vạch để quản lý.
Qua thông tin vừa rồi của Homi, chắc hẳn bạn không còn mơ hồ với định nghĩa barcode là gì rồi đúng không nào. Có thể nói, mã vạch xuất hiện ở “đa vũ trụ” từ lĩnh vực hàng tiêu dùng, mỹ phẩm đến cả hàng không,…
Nếu bạn đang sở hữu một sản phẩm mỹ phẩm và có nhu cầu đăng ký mã vạch cho sản phầm này, nhưng chưa biết bắt đầu và thực hiện như thế nào. Hãy liên hệ ngay số hotline 097. 239. 68. 68 để được tư vấn quy trình từ A-Z nhé!