Từ xa xưa, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm tại Việt Nam đã xuất hiện và không có dấu hiệu hạ nhiệt cho đến ngày nay. Đa dạng các sản phẩm khác nhau như dầu gội, sữa tắm, kem chống nắng… dường như trở thành vật dụng không thể thiếu của mỗi người. Và để khám phá thêm thực trạng tiêu dùng mỹ phẩm của người tiêu dùng Việt hiện nay, hãy cùng Homi theo dõi ngay bài viết hôm nay nhé!
Tổng quan thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam trước năm 2022
Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam không ngừng phát triển theo thời gian với tốc độ nhanh chóng, điều này cũng cho thấy nhu cầu tiêu dùng cùng nền kinh tế đang ngày càng phát triển mỗi ngày.
Theo Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel, giá trị của thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam là khoảng 2,3 tỷ USD. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Statista, chỉ sau 1 năm từ 2021 đến 2022 số lượng cửa hàng mỹ phẩm đã gia tăng đến 40% toàn đất nước với đa dạng các loại mỹ phẩm đến từ nội địa Việt Nam đến mỹ phẩm nhập khẩu từ các nước Nhật, Hàn, Mỹ, Pháp…
Đánh giá vào sự phát triển này có thể nhận định rằng phần lớn “công sức” dựa vào nền kinh tế phát triển, thu nhập chăm sóc sắc đẹp, vóc dáng cá nhân của người tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là ở những người trẻ.
*** Xem thêm các bài viết:
- 5 Lý do khiến Startup kinh doanh mỹ phẩm dễ thất bại
- Chỗ đứng nào cho Mỹ Phẩm Việt trong cuộc đua làm đẹp 4.0
Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam năm 2022
Theo báo cáo của Q&Me vào tháng 7 năm 2022 khảo sát trên 353 người phụ nữ ở đa dạng các độ tuổi từ 25 đến 45 thuộc ba thành phố lớn bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng. Báo cáo chỉ ra rằng có khoảng 95% người tiêu dùng giới nữ thực hiện chăm sóc da ít nhất mỗi tuần một lần và có 62% người tiêu dùng giới nữ trang điểm ít nhất mỗi tuần 1 lần.
Ngoài ra, khảo sát nhu cầu sử dụng mỹ phẩm tại Việt Nam còn được xác định dựa trên 2 yếu tố:
Theo độ tuổi
- Độ tuổi từ 25 đến 32: Tần suất sử dụng mỹ phẩm mỗi ngày là 33%, 34% sử dụng mỹ phẩm vài lần mỗi tuần, 5% sử dụng mỹ phẩm 1 lần/ tuần, 27% sử dụng mỹ phẩm ít hơn 1 lần/ tuần và 1% không bao giờ sử dụng mỹ phẩm.
- Độ tuổi từ 33 đến 39: Tần suất sử dụng mỹ phẩm mỗi ngày là 21%, 28% sử dụng mỹ phẩm vài lần mỗi tuần, 5% sử dụng mỹ phẩm 1 lần/ tuần, 37% sử dụng mỹ phẩm ít hơn 1 lần/ tuần và 9% không bao giờ sử dụng mỹ phẩm.
- Độ tuổi từ 40 trở lên: Tần suất sử dụng mỹ phẩm mỗi ngày là 20%, 29% sử dụng mỹ phẩm vài lần mỗi tuần, 3% sử dụng mỹ phẩm 1 lần/ tuần, 39% sử dụng mỹ phẩm ít hơn 1 lần/ tuần và 9% không bao giờ sử dụng mỹ phẩm.
Theo thu nhập
- Dưới 20 triệu/ tháng: Mức chi tiêu cho mỹ phẩm dưới 300K là 22%, chi từ 300K – 500K cho mỹ phẩm là 35%, 18% dành cho mức chi tiêu từ 500K – 700K, 17% chi tiêu từ 700K – 1 triệu, chi tiêu 1 – 2 triệu/ tháng cho mỹ phẩm là 6% và chi tiêu trên 2 triệu là 2%.
- Từ 20 triệu đến 30 triệu/ tháng: Mức chi tiêu cho mỹ phẩm dưới 300K là 8%, chi từ 300K – 500K cho mỹ phẩm là 35%, 29% dành cho mức chi tiêu từ 500K – 700K, 15% chi tiêu từ 700K – 1 triệu, chi tiêu 1 – 2 triệu/ tháng cho mỹ phẩm là 9% và chi tiêu trên 2 triệu là 4%.
- Trên 30 triệu/ tháng: Mức chi tiêu cho mỹ phẩm dưới 300K là 12%, chi từ 300K – 500K cho mỹ phẩm là 31%, 24% dành cho mức chi tiêu từ 500K – 700K, 7% chi tiêu từ 700K – 1 triệu, chi tiêu 1 – 2 triệu/ tháng cho mỹ phẩm là 10% và chi tiêu trên 2 triệu là 16%.
Các yếu tố thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm mỹ phẩm
Thông qua các khảo sát về thị trường cũng như hành vi tiêu dùng, ta có thể tìm ra 3 yêu quan trọng thúc đẩy người dùng chọn mua mỹ phẩm chính là chất lượng, an toàn và thành phần sản phẩm.
Một yếu tố khác có thể kể đến là sức ảnh hưởng của top 10 KOL có tiếng trong lĩnh vực mỹ phẩm bao gồm:
- Hồ Ngọc Hà (18%)
- Minh Hằng (11%)
- Mỹ Tâm (10 %)
- Võ Hạ Linh (9%)
- Ninh Dương Lan Ngọc (7%)
- Ngọc Trinh (4%)
- Trinh Phạm (3%)
- Việt Hương (4%)
- Đào Bá Lộc (4%)
- Hari Won (3%)
Bên cạnh đó, các báo cáo còn chỉ ra rằng người tiêu dùng thường có thói quen mua sắm mỹ phẩm ở 3 kênh chính là cửa hàng chính của thương hiệu, trang thương mại điện tử và chuỗi các cửa hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Và thị trường mỹ phẩm cũng hoạt động mạnh mẽ nhất ở 2 thành phố lớn nhất là Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, khảo sát còn chỉ ra các nhãn hiệu mỹ phẩm được yêu thích nhất thời gian vừa qua. Đứng đầu là Innisfree, Mac và Olay kế đến là Pond’s, Ohui và The Face Shop.
Thông qua bài viết có thể thấy thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng với lượng nhu cầu ngày càng tăng cao đối với mọi độ tuổi, giới tính. Và để hiểu hơn về thực trạng sử dụng mỹ phẩm tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần nỗ lực nghiên cứu mỗi ngày để kịp nắm bắt các thay đổi cũng như mong muốn của người tiêu dùng. Từ đó có hướng phát triển chiến lược kinh doanh cho sản phẩm hiệu quả hơn.
Hãy theo dõi ngay chuyên mục tin tức của HOMi để cập nhật ngay những tin tức mới nhất về thị trường mỹ phẩm trong nước lẫn quốc tế nhé.
Bài viết được thực hiện dựa theo các báo cáo của Công ty dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me cùng một số báo cáo khác của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel, Công ty nghiên cứu thị trường Statista.